“Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin Bệ Hạ đừng lo” (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, trang 28, tập II, nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội- 1998).
Vào lúc gay go nhất của cuộc kháng chiến, câu trả lời đanh thép ấy của ông đã giữ vững được tinh thần dám đánh và quyết thắng của quân dân Đại Việt.Thân thế và sự nghiệp của Trần Thủ Độ
Trần Thủ Độ là thái sư đầu triều nhà Trần, người có công sáng lập và là người thực tế nắm quyền lãnh đạo đất nước những năm đầu triều Trần, khoảng gần 40 năm, từ 1226 đến 1264. Trần Thủ Độ sinh tại làng Lưu Xá, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Đánh giá về Trần Thủ Độ, có nhiều luồng dư luận trái chiều, ông là người có công sáng lập nhà Trần, ý kiến khác lại cho rằng ông là người đáng chê trách khi giết hại vua nhà Lý.
Sau khi Trần Tự Khánh chết (1223), Trần Thủ Độ thực sự là người thay thế nắm quyền trong triều. Ông là người đã ép Huệ Tông nhường ngôi cho con gái mới lên 7 tuổi là Chiêu Thánh Công Chúa, tức Lý Chiêu Hoàng. Sau đó ông đưa con Trần Thừa là Trần Cảnh, mới 8 tuổi, vào hầu Lý Chiêu Hoàng, rồi dàn xếp để Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng và nhường ngôi cho Trần Cảnh vào cuối năm 1225. Để củng cố quyền lực nhà Trần, Thủ Độ rắp tâm diệt cỏ tận gốc đối với tôn thất nhà Lý. Năm 1225, Thủ Độ ép Huệ Tông phải tự tử.
Xét về mặt khác, Trần Thủ Độ lại là người có công lớn không chỉ với nhà Trần mà còn với cả non sông, dất nước. Kể từ thời Lý Cao Tông, triều đình bắt đầu lâm cảnh suy tàn, vua mải ăn chơi bỏ bê chính sự, loạn lạc khắp nơi nổi lên, kinh tế suy sụp. Sau khi nhà Trần được lập, vua Trần Thái Tông chỉ là cậu bé chưa đầy 10 tuổi. Chính Trần Thủ Độ đã ngược xuôi dẹp nội loạn, đưa đất nước từ loạn đến trị. Ông cũng đã lèo lái hệ thống chính quyền khôi phục kinh tế, định lại thuế khóa, xây dựng đê điều, mở rộng chế độ tư hữu ruộng đất, xây dựng và củng cố quân đội, chăm lo học hành…
Sau khi nhà Trần thành lập, ông được vua phong làm Quốc thượng phụ rồi Thái sư. Bằng tài năng, uy tín của mình, ông đã củng cố nước Việt vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, quân sự... .
Trần Thủ Độ cũng là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 1. Tháng 12 năm Đinh Tỵ (tức tháng 1-1258), lúc đó thế giặc rất mạnh, quân Đại Việt bị đánh lui, khi đó vua đã tới hỏi Thái sư Trần Thủ Độ, ông đã trả lời:
Câu nói đó đã để lại trong dân tộc Việt Nam một hình tượng Trần Thủ Độ anh hùng, bất khuất, tài năng, quả cảm, có công lao to lớn với Vương triều Trần và nhà nước Đại Việt.