Con đường tơ lụa (Silk Route) là con đường thương mại lịch sử có từ thế kỉ thứ hai trước Công nguyên cho đến tận thế kỉ 14 sau Công nguyên, trải dài từ châu Á đến Địa Trung Hải, đi qua Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập, Hy Lạp và Ý. Có tên gọi là con đường tơ lụa vì con đường này diễn ra hoạt động buôn bán tơ lụa trong thời kì đó. Tơ lụa là loại vải có giá trị này có nguồn gốc từ Trung Quốc, ban đầu tơ lụa độc quyền sản xuất. Vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới khám phá ra phương pháp trồng dâu nuôi tằm để lấy kén ươm tơ dệt lụa. Chính vì thế, tơ lụa được coi là một mặt hàng rất quý chỉ dành cho vua chúa và hàng quý tộc. Sau này, người Trung Hoa xuất ngoại để giao thương, mang theo đầy ắp vải lụa, gấm vóc đến Ba Tư và La Mã, Con Đường Tơ Lụa từ đó dần được hình thành. Từ đó bí mật về cách làm ra tơ lụa được lan rộng. Ngoài lụa, tuyến đường cũng tạo điều kiện cho việc buôn bán các loại vải, gia vị, ngũ cốc, trái cây và rau củ, da động vật, gỗ, kim loại, đá quý và các mặt hàng khác có giá trị.