Người đi biển sử dụng hải đồ để tác nghiệp vị trí và vết đi của tàu. Trên hải đồ thể hiện tọa độ địa lý rất chi tiết, tới từng độ và phút. Hải đồ tuy cố gắng thể hiện địa hình với độ chính xác cao nhất, nhưng vẫn có sự biến dạng nhất định, trong đó có vĩ tuyến bị biến dạng nhiều nhất, riêng kinh tuyến hầu như không bị biến dạng, vì vậy mỗi phút kinh tuyến có độ dài khá ổn định cả trên hải đồ cũng như trên thực địa.
Hải lý là đơn vị đo độ dài trên biển, còn được gọi là dặm biển, có chiều dài bằng 1 phút kinh tuyến, khoảng 1.852m. Tương tự như vậy, hải lý trên giờ là đơn vị đo tốc độ tương ứng trên biển. Lề hai bên hải đồ có thang vĩ độ chi tiết tới từng phút, rất thuận tiện cho người tác nghiệp căn cứ vào đó mà xác định chiều dài quãng đường hay khoảng cách bằng hải lý. Hải lý lớn hơn dặm là đơn vị đo độ dài trên bộ, tuy tên gọi chung giống nhau nhưng vốn dĩ có chiều dài khác nhau, ví dụ dặm Trung Quốc khoảng 500m, trong khi dặm Anh và dặm Mỹ khoảng 1.500m - 1.600m.